Đi cùng với xu hướng “hoài niệm” trong lối sống hiện đại, chất liệu văn hoá bản địa đang dần được tôn vinh và trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ, ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào.
Chất liệu bản địa có ảnh hưởng thế nào đến kinh doanh ngành F&B? Cùng TAKA FOODS điểm qua các thông tin dưới đây.
1. GEN Z & VĂN HÓA BẢN ĐỊA TRONG ĐỊNH HÌNH BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU
Một tệp lớn Gen Z có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội sẵn sàng thể hiện cá tính bản thân. Từ mọi khoảnh khắc đời thường đến công việc của gen Z.
Theo báo cáo Generation Z năm 2024 – GWI, Gen Z được ghi nhận là thế hệ có lối sống hoài niệm nhiều nhất. 68% Gen Z ở các quốc gia Đông Á đề cao giá trị của truyền thống và lịch sử trong việc định hình bản sắc cá nhân và thương hiệu (Theo Viện nghiên cứu Hakuhodo). Và theo Deloitte Gen Z Survey, Gen Z ngày càng tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống và thể hiện sự kết nối với văn hóa và lịch sử.
Nên không khó để tìm kiếm những bức ảnh, video viral về cách mà họ đi “săn lùng” các cửa hiệu cà phê, trà mang phong cách retro, vintage.
Từ mối liên kết này, nhiều chủ quán kinh doanh ngành F&B đang ưa chuộng và bắt tay vào việc đầu tư concept quán, từ không gian đến menu mang phong cách hoài niệm. Xu hướng này ngày càng được thịnh hành và thu hút giới trẻ check in, trải nghiệm đồ uống, thể hiện cái chất cái gu trong phong cách mà họ muốn hướng đến.
Nên văn hóa bản địa có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong việc định hình thương hiệu cá nhân đến phong cách kinh doanh ngành F&B hiện nay.
2. CHẤT LIỆU “VĂN HOÁ BẢN ĐỊA” THÚC ĐẨY SỰ TỰ HÀO CÔNG CHÚNG
Khoảng 75% Gen Z cảm thấy tự hào hơn khi thấy văn hóa bản địa được thể hiện trong sản phẩm mà họ tiêu dùng. (Pew Research Center)
Các thương hiệu sử dụng chất liệu văn hóa bản địa trong quảng cáo đã tăng 30% mức độ tương tác và sự yêu thích từ phía công chúng. (MC Kinsey)
Năm 2023, số lượng sự kiện văn hóa trong nước tăng mạnh, thu hút đông đảo sự chú ý từ phía công chúng.
Từ chất liệu văn hoá bản địa đặc biệt này, rất nhiều thương hiệu tên tuổi của ngành F&B thành công nhờ vào việc lồng ghép câu chuyện sản phẩm đi cùng bản sắc Việt Nam. Cộng hưởng sự phát triển của các nền mạng xã hội, câu chuyện ngày càng được lan toả và tạo nên xu hướng. Lại càng tăng thêm sự tự hào trong công chúng.
La’Bon Việt Nam là một ví dụ điển hình cho thương hiệu ngành F&B tiên phong khai thác các giá trị bản địa trên hành trình lan toả các giải pháp đồ uống của khách hàng.
3. “HƯƠNG VỊ HOÀI NIỆM” TRONG KINH DOANH ĐỒ UỐNG
Theo Journal of Consumer Research, yếu tố cảm xúc và ký ức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Sản phẩm gợi nhớ về văn hóa truyền thống thường thu hút sự chú ý nhiều hơn từ Gen Z. Hương vị là yếu tố được gợi lên nhiều hơn các ký ức khác vì chúng liên quan đến 5 giác quan.
Thức uống mang tính “gợi nhớ” như: nước chanh, nước chanh hồng, bồ công anh và cây ngưu bàng, nước anh đào, bia rễ cây, soda kem đang dần quay trở lại. Đặc biệt hương vị hoài niệm là nguồn cảm hứng và chất liệu tối ưu để phát triển các menu đồ uống không cồn.
Câu chuyện giao thoa giữa yếu tố văn hóa truyền thống và xu hướng hiện đại dần trở thành một phần không thể thiếu trong việc lan tỏa thương hiệu trong ngành F&B nói chung và ngành Đồ uống không cồn nói riêng. Điều này không chỉ tạo ra điểm khác biệt và còn khẳng định giá trị và bản sắc của thương hiệu trong thị trường thách thức và cạnh tranh như hiện tại.
Mùa lễ hội – Thời điểm vàng trong kinh doanh F&B đã đến, các chủ quán hãy đón chờ những giải pháp xu hướng và toàn diện từ sự kiện INNOVATION WEEK Chapter 4 của TAKA FOODS trong tháng 11/2024 này nhé.
Đón xem các thông tin mới nhất về sự kiện tại đây.