“Nông sản Việt” liệu có là thế mạnh và khẳng định giá trị khác biệt khi thương hiệu trong ngành F&B?
1. Xu hướng đề cao giá trị “nông sản Việt” trong ngành F&B
Thực tế cho thấy, đa phần khách hàng ngành F&B, đơn cử là cung cấp nguyên liệu pha chế, có xu hướng lựa chọn thương hiệu nước ngoài bởi niềm tin thương hiệu, chất lượng, chi phí phù hợp và nguồn cung ổn định. Ngoài ra, họ luôn nắm bắt cơ hội kinh doanh từ thức uống hot trend, thậm chí các trend “sớm nở tối tàn” cũng ảnh hưởng đến nguyên liệu họ lựa chọn. Vậy cơ hội nào để thương hiệu Việt có chỗ đứng trong lòng khách hàng?
Việt Nam được ưu ái bởi khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trái cây nhiệt đới, với chất lượng vượt trội và hương vị đa dạng, đặc trưng vùng miền. Cùng với đó là sự bùng lên của xu hướng ưu tiên ẩm thực bản địa, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lựa chọn của khách hàng. Chẳng hạn như siêu phẩm trà mãng cầu, trà măng cụt gây sốt mùa hè 2023, được các chủ quán ưu ái đưa vào menu chính và đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu pha chế cho hương vị này.
Bên cạnh đó, trend trà chanh giã tay Quảng Đông, hiện đã lan rộng tại Hà Nội và TP. HCM nhờ hiệu ứng truyền thông mạng xã hội. Một mặt có nhiều chủ quán phản bác rằng, truyền thông cần đẩy mạnh xu hướng đồ uống có nguồn nguyên liệu nông sản Việt, thay vì ủng hộ trend nước bạn, ý kiến đã nhận được sự đồng tình của cộng đồng mạng.
Theo báo cáo Xu hướng ẩm thực 2023 – 2025 của Kantar, Nâng tầm rau củ, Thực đơn bền vững, Ăn uống lành mạnh, Chất đạm thay thế,… là những xu hướng được dự đoán sẽ phổ biến trong ngành F&B giai đoạn sắp tới. Bên cạnh đó, lạm phát toàn cầu dự đoán tăng lên đến 6,6% trong năm 2023, 40% nhà hàng đã bắt đầu cải tiến menu bằng cách: giảm đạm trong thực đơn (36%), thêm các món làm từ rau củ (30%), thay thế các món ăn vừa túi tiền hơn (33%).
Báo cáo này đề cập đến việc khai thác tối ưu nguồn nguyên liệu bản địa, đi cùng xu hướng sống xanh bền vững, sẽ góp phần giải quyết những vấn đề môi trường và chi phí nguyên liệu đầu vào cho các nhà hàng.
Ổi hồng là một trong những hương vị trái cây “Nông sản Việt” được ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành đồ uống.
Không chỉ phổ biến trong ẩm thực, chất liệu bản địa còn thịnh hành trong nghệ thuật, thời trang, du lịch,… Đặc biệt là chính sách thúc đẩy phát triển Nông sản Việt đến từ các tổ chức Nhà nước, như OCOP vừa qua có gần 1 tỷ lượt xem cho từ khóa “OCOP” trên nền tảng Tik Tok, phiên livestream của Ocop tại Cần Giờ tháng 10/2023 đã tiếp cận tới hơn 100 triệu người dùng trên Tik Tok, với bối cảnh livestream gần gũi, bao gồm các thực phẩm “đặc sản” quy tụ từ khắp mọi miền.
2. Thương hiệu ngành F&B và niềm tin khác biệt với giải pháp pha chế “nông sản Việt”
Ưu thế “Nông sản Việt” dần trở thành nguồn cảm hứng và mục tiêu lý tưởng cho các thương hiệu. Trong khi các thương hiệu nước ngoài khai thác hương vị trái cây nhiệt đới Việt Nam khi thâm nhập thị trường, để ra đời các nguyên liệu mang hương vị gần gũi với người Việt. Thì đây cũng là lúc thương hiệu Việt khẳng định khả năng cạnh tranh thông qua “niềm tin khác biệt” với những lợi thế “Nông sản Việt”.
Theo ông Lê Đức Tân CEO TAKA FOODS, doanh nghiệp chuyên cung cấp hệ sinh thái giải pháp về nguyên liệu pha chế và làm bánh tại Hồ Chí Minh, ông cho rằng: “Tại sao chúng ta không tận dụng lợi thế từ chính mảnh đất phát triển mạnh về “Nông sản”, cũng như phương pháp làm trà và mứt lâu đời của Việt Nam, để tạo nên sản phẩm chất lượng và khác biệt, mà chỉ Việt Nam mới có?”.
Với sự am hiểu của mình, ông cùng bộ phận Chiến lược kinh doanh đã nghiên cứu và cho ra mắt thương hiệu LA’BON. Với sứ mệnh đưa nguyên liệu bản địa trở thành lựa chọn chính trong giải pháp pha chế của khách hàng, đồng thời nâng tầm giá trị nông sản Việt. Tuy chỉ mới ra mắt đầu năm 2023, chất lượng sản phẩm cùng niềm tin về sự khác biệt thương hiệu đã giúp LA’BON đến gần hơn với khách hàng.
Ông Tân chia sẻ: “Nông sản Việt” không chỉ mang giá trị về mặt kinh tế mà còn sở hữu giá trị vô hình về mặt bản sắc văn hóa Việt. Chúng tôi đã trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, để mang đến giải pháp pha chế chất lượng, đồng thời là sự khác biệt trong câu chuyện thương hiệu, câu chuyện sản phẩm LA’BON. Song vẫn đảm bảo việc tối ưu chi phí và hỗ trợ các vấn đề vận hành cho chủ quán.
Vậy nên, các nguyên liệu về Trà, Mứt pha chế, Bột pha chế, Topping của LA’BON đều mang hương vị tự nhiên, đậm chất Việt, cộng hưởng niềm tin yêu của cộng đồng về việc đẩy mạnh Nông sản Việt, tôi tin LA’BON đang và sẽ có một lối đi phù hợp thời đại, với những giá trị khác biệt. Từ đó tự tin đồng hành bền vững cùng khách hàng”.
Vậy còn bạn, nếu bạn là chủ quán kinh doanh đồ uống, bạn có sẵn sàng tạo nên những giá trị khác biệt từ “Nông sản Việt”?